4 kịch bản khiến xung đột Ukraine trở thành chiến tranh NATO - Nga
Sáng 24.2, giá xăng dầu giảm nhẹ, mức giảm cho 2 loại dầu chuẩn dao động khoảng 0,3 - 0,4%. Ghi nhận lúc 7 giờ 46 phút (theo giờ Việt Nam), dầu WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 70,13 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 73,82 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, giá dầu “hạ nhiệt” do bị ảnh hưởng mạnh bởi phí bảo hiểm rủi ro Trung Đông đang giảm, bên cạnh đó là sự không chắc chắn về một thỏa thuận hòa bình đạt được giữa Nga và Ukraine; Israel và Hamas đã bắt đầu các cuộc đàm phán gián tiếp giai đoạn thứ hai về thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Các diễn biến về địa chính trị đang đánh tan nỗi lo về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, đẩy giá dầu hạ nhiệt.Tuy vậy, các phân tích cũng chỉ ra rằng, hạn chế mức giảm trong tuần này là tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nga và Mỹ. Sản lượng dầu chảy qua đường ống phía nam nước Nga giảm khoảng 30 - 40% sau khi trạm bơm dầu ở đây bị tấn công. Trong khi đó, tại Mỹ, đợt lạnh đột ngột khiến sản lượng khai thác dầu tại Bắc Dakota (một trong 3 tiểu bang khai thác dầu lớn nhất nước Mỹ) có thể sẽ giảm tới 150.000 thùng/ngày.Giá xăng dầu trong nước tuần này được điều chỉnh theo diễn biến giá thế giới, dự đoán có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, còn ít nhất 2 phiên giao dịch trước khi chốt mức điều chỉnh giá xăng dầu tuần này. Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía nam nhận xét, thị trường có thể bật tăng nếu những phiên giao dịch tới biến động tăng.Tuần trước, tại kỳ điều chỉnh ngày 20.2, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 257 đồng/lít, dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, dầu diesel giảm 10 đồng/lít, dầu mazut giảm 183 đồng/kg.Bất ngờ khi các 'ông lớn' điện, dầu khí lao dốc lợi nhuận
Hậu dịch Covid-19 trở thành giai đoạn bùng nổ số lượng khách hàng với các nhà băng. Bên cạnh đầu tư công nghệ bài bản và ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính và giao tiếp với khách hàng, mở rộng kênh tiếp cận, kết nối các dịch vụ công và kết nối đa dạng hệ sinh thái là một trong những cách thúc đẩy khách hàng cá nhân và tỷ trọng bán lẻ.
'Em gái BTS' bị chê hát thảm họa tại Coachella 2024
Cụ thể, tính đến chiều nay (10.1), Nguyễn Xuân Son đạt tỷ lệ phiếu bầu 89,27%, bỏ rất xa tất cả những người còn lại trong danh sách bầu chọn những tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024. Người đứng nhì trong danh sách này là tiền đạo Supachok Sarachat (Thái Lan) chỉ có 8,38% phiếu bầu.Đây là cuộc bầu chọn dành cho người hâm mộ, nên kết quả của cuộc bầu chọn vẫn có chút tính cảm tính, phụ thuộc vào người bầu chọn là cổ động viên (CĐV) của nước nào. Ví dụ, CĐV bóng đá Thái Lan sẽ bầu chọn cho Supachok Sarachat, thay vì Tiến Linh hay Xuân Son của đội tuyển Việt Nam.Còn về mặt thông số kỹ thuật, Xuân Son vốn đã áp đảo so với mọi tiền đạo còn lại của AFF Cup 2024. Xuân Son ghi được 7 bàn thắng tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm nay, anh đã được Ban tổ chức (BTC) AFF Cup trao giải vua phá lưới. Với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo so với phần còn lại, gần như Nguyễn Xuân Son sẽ giành danh hiệu tiền đạo xuất sắc nhất AFF Cup 2024, do người hâm mộ bỏ phiếu. Khác với Supachok Sarachat chỉ nhận được sự ủng hộ của CĐV Thái Lan, khả năng rất cao Nguyễn Xuân Son sẽ thu hút phiếu của tất cả các CĐV ở các nước trung lập, bên cạnh CĐV Việt Nam chắc chắn bầu cho Xuân Son.Ngoài Xuân Son đang dẫn đầu cuộc đua đến danh hiệu tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam còn có Quang Hải tham gia cuộc đua đến danh hiệu tiền vệ hay nhất giải, trung vệ Duy Mạnh có tên trong cuộc đến danh hiệu hậu vệ hay nhất giải và thủ thành Nguyễn Đình Triệu nằm trong nhóm các ứng cử viên được bầu chọn cho danh hiệu thủ môn hay nhất AFF Cup.
Hội thảo cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ của Khu Công nghệ cao TPHCM giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, với mục tiêu xây dựng Khu Công nghệ cao TP.HCM trở thành Khu Công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo, là hạt nhân của khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố.Đây là nơi tập trung các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng trưởng cao, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói chung.Phát biểu khai mạc, GS-TS Nguyễn Kỳ Phùng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, cho biết: Khu Công nghệ cao đã trải qua 22 năm hình thành và phát triển, trong quá trình đó, Khu Công nghệ cao đã thu hút rất nhiều dự án công nghệ cao, các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới đến đầu tư, đây cũng là nơi tập trung liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, góp phần cải thiện, nâng cao năng lực đầu tư của TP.HCM - vùng kinh tế trọng điểm phía nam và của cả nước.Tại hội thảo, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đề xuất một số góp ý nhằm phát triển Khu Công nghệ cao như: Xác định hiện trạng các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM trong thời gian qua; Xác định định hướng phát triển các khu công nghiệp tại TP.HCM; Vai trò Khu Công nghệ cao trong thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao và hình thành các cụm công nghiệp cộng sinh; Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các khu công nghiệp thành khu công nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.Trong những năm qua, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã có nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Trong đó, có thể kể đến như hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động, xuất nhập khẩu, đặc biệt là sức lan tỏa và tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học, doanh nghiệp về phát triển khoa học công nghệ, kích thích sự đổi mới sáng tạo.
Hơn 100 phi công tham gia giải dù lượn Kon Tum mở rộng
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.